![]() |
Trương Quang Thái |
Hiện tại, Thái là nhân viên tổ chức sự kiện, Công ty du lịch TransViet ở TP.HCM.
“Ngoài ra em còn làm “thợ đụng” nữa, nghĩa là đụng gì làm đó. Thời gian rảnh, em cùng một người bạn điều hành một dự án nhỏ về kinh doanh thực phẩm. Cuối tuần, nếu có chương trình thì em cũng nhận lời đi hát ở những quán cà phê cho vui” – Thái vui vẻ tiết lộ.
Không luyện thi vẫn đậu thủ khoa ĐH
Cấp ba Thái học Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre), theo ban chuyên Khoa học tự nhiên. Thế nhưng lần đầu thi ĐH vào năm 2010, Thái lại chọn khối D, đậu thủ khoa ngành Xuất bản của Trường ĐH Văn hóa.
Nhớ lại quãng thời gian thi ĐH, Thái cho biết “Mục tiêu của em lúc đó là chỉ cần đậu thôi là được rồi, không nghĩ là sẽ được cao điểm hay gì hết, nên em cũng không đi học thêm suốt ba năm cấp ba hay luyện thi đại học ở bất cứ “lò” nào hết. Em tự học hoàn toàn ở nhà, cái nào không biết thì đọc thêm sách hoặc hỏi bạn”.
![]() |
Trương Quang Thái đi hát |
“Nhưng sau khi học xong một năm thì bản thân em cảm thấy mình phù hợp với ngành Tổ chức sự kiện hơn nên em đã quyết định bỏ học và thi lại”…
So sánh hai thời điểm – khi nhận tin đỗ thủ khoa đại học và tin trở thành thủ khoa đầu ra, Thái cho biết “Thật ra thì lúc đậu đại học em vui hơn vì em biết tin rất bất ngờ. Với lại, vì thi có một trường thôi, nên em cũng hơi lo. Thành ra khi đọc điểm và xem so sánh thấy điểm mình cao nhất, em cũng không tin vào mắt mình.
Hôm trường tổ chức lễ tốt nghiệp, em có lên phát biểu thay mặt sinh viên trường vì là sinh viên tốt nghiệp loại Xuất sắc duy nhất, em thấy bà ngoại và mẹ rất vui”.
Có thể nói “bí quyết” giữ ổn định phong độ học tập của Thái là việc tự học.
“Từ hồi cấp ba em đã thích tự học rồi, nên lên đại học không bỡ ngỡ lắm. Môi trường đại học cũng có cái thú vị riêng của nó, nếu bạn không muốn học thì sẽ thấy rất dễ dàng vì thầy cô không kiểm tra bài vở như hồi cấp ba. Nhưng, nếu muốn học tốt, thực sự phải bỏ ra khá nhiều thời gian để nghiên cứu sách vở, nhiều khi em đọc cả cuốn sách rồi chỉ để viết được hai câu trong bài tiểu luận”.
![]() |
Cắm cổ học rồi chê cực nhọc sẽ không có việc như ý
Lý giải cho việc lựa chọn ngành học Tổ chức và dàn dựng sự kiện, Thái cho biết đây không còn là một ngành mới và đã trở thành một ngành “hái ra tiền” ở nước ngoài từ rất lâu rồi. Thế nhưng, ở Việt Nam thời điểm bốn năm năm trước thì tìm một nơi đào tạo bài bản về ngành này là không thể.
“Vậy nên khi trường em mở khóa đầu tiên, em đã không đắn đo nhiều mà quyết định thôi ngành Xuất bản đang học để thi lại ngành này”.
Ra trường và đi làm được một năm, Thái cho biết dù là thủ khoa thì sau khi ra trường cậu vẫn phải “rải” CV, đi phỏng vấn bình thường để được tuyển dụng như các bạn khác. Từ lúc phỏng vấn đến bây giờ đi làm, sếp và đồng nghiệp cũng chưa biết Thái từng tốt nghiệp thủ khoa.
“Ngoài kiến thức học ở trường, em còn đi làm thêm và tự học thêm tiếng Anh mới đủ khả năng vượt qua mấy vòng phỏng vấn và làm việc đến hôm nay đấy.
Nhà tuyển dụng cũng không quan tâm lắm đến việc bạn có phải là thủ khoa hay không, mà chỉ cần thấy bạn có phù hợp với vị trí công việc mà họ đang cần hay không thôi. Thành tích học tập sẽ là một điểm cộng rất lớn, sẽ góp phần “làm đẹp” CV của bạn trong quá trình tuyển dụng, tuy nhiên, phần còn lại phụ thuộc vào rất rất nhiều yếu tố khác nữa”.
Ngày đầu chính thức đi làm, Thái mang một “cảm giác khó tả”. “Đêm hôm trước em trằn trọc mãi mới ngủ được. Sáng hôm đó em dậy sớm mặc áo sơ mi trắng và đến công ty ngồi đợi".
![]() |
Lâu nay vẫn có nhận xét rằng việc học ở trường khác xa so với đòi hỏi khi đi làm. Tuy nhiên, Thái lại nghĩ giữa hai việc này không có khoảng cách gì lớn, vì nếu đã tập tành làm việc đúng ngành (dù là công việc nhỏ) trong thời gian đi học thì sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ khi đi làm.
“Em nghĩ nhận định đó chỉ đúng với những ai chỉ biết học mà không chịu ra ngoài va chạm. Mình chịu khó một chút rồi mình sẽ quen, chứ nếu chỉ biết cắm cổ ngồi học mà chê công việc cực nhọc không chịu thử làm thì khó mà tìm được việc gì đúng như ý muốn của mình được”.
“Đi học thì luôn luôn phải làm đúng, còn khi đi làm, đôi khi làm “đúng” theo sách vở thì lại không thể thành công, vì phải phụ thuộc vào mong muốn của khách hàng nữa.
Không thể vì mình không làm được việc mà mình lại đổ lỗi cho nhà trường đã không dạy. Nhà trường không thể dạy hết được, muốn đi làm, buộc phải tự học thêm. Kiến thức có bao giờ là đủ”.
Thái nhìn nhận “Vừa học vừa làm luôn tốt hơn là học xong rồi mới lọ mọ đi làm, lúc đó người ta đã chạy đến đâu rồi”.
Thủ khoa tốt nghiệp Trường ĐH Văn hóa TP.HCM khóa 2011-2015 - Tốt nghiệp loại: Xuất sắc. - Điểm tốt nghiệp: 3.68/4 - Thủ khoa đầu vào khối D Trường ĐH Văn hóa TP.HCM năm 2010. - Thủ khoa đầu vào khối R4 Trường ĐH Văn hóa TP.HCM năm 2011. |
Lê Huyền - Ngân Anh
" alt=""/>Thủ khoa kép đầu vào – đầu ra: “Em vẫn làm “thợ đụng””Theo hãng nghiên cứu Tefficient, trong khi China Mobile của Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng lưu lượng dữ liệu di động khiêm tốn ở mức 2%, nhà mạng Reliance Jio của Ấn Độ tăng trưởng 24%, theo sau là China Telecom (24%) và Airtel (23%). Nó giúp Jio giữ vững ngôi vị nhà mạng số 1 thế giới về dữ liệu di động.
Sự thay đổi phản ánh vai trò của 5G như chất xúc tác tăng trưởng tại các thị trường mới nổi như Ấn Độ. Cả Jio và Airtel đều tận dụng công nghệ 5G để kích thích người dùng tiêu thụ dữ liệu.
Trong quý II năm tài chính 2025, Jio có xấp xỉ 148 triệu thuê bao chuyển sang sử dụng 5G, chiếm khoảng 34% lưu lượng dữ liệu không dây của nhà mạng. Đây cũng là nhà mạng sở hữu nền tảng người dùng 5G lớn nhất bên ngoài Trung Quốc.
Theo Jio, trong cùng kỳ, tổng lưu lượng dữ liệu của công ty đạt xấp xỉ 45 exabytes nhờ kết hợp giữa người dùng 5G và hộ gia đình.
Ngoài ra, Jio còn là nhà mạng không dây cố định phát triển nhanh nhất thế giới với hơn 2,8 triệu kết nối AirFiber, cho thấy chiến lược tăng trưởng đa dạng ngoài dịch vụ di động.
Việc triển khai 5G quyết liệt và thuê bao chuyển đổi nhanh chóng sang mạng mới giúp Jio đạt tăng trưởng bền vững.
Khi công nghệ 5G ngày càng phổ biến, nhà mạng sẽ tập trung cải thiện hạ tầng mạng và mở rộng nền tảng người dùng để củng cố vị trí trên thị trường toàn cầu.
(Theo Economic Times)
" alt=""/>Nhà mạng Ấn Độ dẫn đầu thế giới nhờ tận dụng công nghệ 5GCháu bị đánh là chị cả, sau có 2 em gái, một bé học lớp 5, bé còn lại 2 tuổi rưỡi
“Ngày 22/3, tôi đang ở nhà thì thấy hàng xóm nói lên trường ngay xem cháu bị đánh thế nào. Tôi bèn tức tốc lên thì được thông tin là đánh sơ sơ chứ cũng không có gì nghiêm trọng cả. Tôi cũng chỉ biết nghe vậy. Thấy mọi người bảo có clip nên tôi hỏi cho xem thì nhà trường bảo đã bị xóa hết rồi. Clip cũng mờ không nhìn thấy cái gì nên người nhà cứ yên tâm. Thầy hiệu trưởng còn nói với tôi không có gì phải lo, gia đình cứ cho cháu đi học bình thường”.
Cũng theo anh Doanh, trong cuộc họp kỷ luật, nhà trường quyết định đình chỉ 5 học sinh đánh hội đồng bạn 1 tuần.
“Lúc đó, không biết clip này như thế nào mà chỉ nắm được tình hình thông qua bản tường trình nên tôi cũng xin tha cho các cháu. Gia đình tôi cũng không yêu cầu kỷ luật gì để làm ảnh hưởng đến việc học tập của các cháu. Tôi cũng chỉ nghĩ là đến cuối cấp rồi, thôi tha cho các cháu ôn luyện để không ảnh hưởng đến học tập. Tôi xin như thế thì thầy hiệu trưởng Phong cũng nói: “Chú của cháu có một tấm lòng quá cao thượng”. Đến khi tôi về nhà thì nghe hàng xóm bảo: “Sao chúng nó đánh cháu mà lại để vậy?”. Đến 10 giờ tối, có một người ở nước ngoài gửi cho. Tôi xem clip mà không cầm được nước mắt”.
![]() |
Anh Doanh bên chiếc áo bị rách toạc của cháu. Ảnh: Thúy Nga |
Vì quá bức xúc, ngày hôm sau, anh Doanh lên gặp nhà trường để hỏi rõ câu chuyện.
“Tại sao nhà trường biết được clip nhẫn tâm như vậy mà thầy cô lại không báo để gia đình đưa cháu đi chụp chiếu?”, anh Doanh đặt câu hỏi.
Anh cho rằng, điều này khiến cháu mình bị tổn thương sâu sắc về tinh thần. Dù rất thương cháu nhưng người chú cũng không biết phải làm thế nào.
“Mấy ngày về nhà cháu sợ không dám nói gì. Nhiều đêm nằm mê, cháu giật mình thon thót. Cháu cũng sợ không dám đi đâu và rất ngại gặp bạn bè”.
Cũng theo anh Doanh, cháu từng bị nhóm bạn bắt nạt rất nhiều lần, nhưng nhà trường không hay biết.
Bản thân cháu cũng sợ không dám kể với gia đình.
Những lần trước, cháu thường bị các bạn bắt trực nhật, quét lớp thay. Đây là lần cháu bị đánh dã man nhất.
Trong lần đưa cháu đến bệnh viện, anh Doanh có hỏi thì cháu kể đã từng bị bạn đánh hồi giữa học kỳ. Cháu đã thưa với cô giáo nhưng các bạn cũng chỉ bị phạt trực nhật.
![]() |
Nhà nữ sinh bị bạn đánh hội đồng |
Đến trưa ngày 22/3, cháu bị đánh; buổi chiều lại tiếp tục bị đánh lần 2. Dù vậy, về nhà cháu lại sợ, không dám báo với gia đình.
Vì quá xót cháu, anh Doanh thay mặt gia đình kiến nghị các cơ quan chức năng xác minh, xử lý các hành vi bạo lực theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, anh Doanh cũng mong muốn các gia đình có học sinh đánh cháu phải có hình thức bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần.
Thúy Nga - Thanh Hùng
Mọi sự hỗ trợ xin liên hệ
|
Cô giáo cho biết, trong số 5 học sinh đánh bạn, có 2 em chuyển từ nơi khác đến và 2 em chuyển từ lớp khác sang.
" alt=""/>Chú ruột nữ sinh Hưng Yên: 'Tôi không cầm được nước mắt khi xem cháu bị lột quần áo'